Những bài tập cho người ngồi nhiều
Bài tập thư giãn cho người hay phải ngồi nhiều
1. Tư thế gập người (Ardha Adhco Makha Svanasana)
Để bàn tay lên tường, ngang với hông. Bước lùi lại và cúi thấp người cho đến khi chân và thân bạn tạo góc 90 độ với mặt sàn.
Lợi ích: Tốt cho ngực, vai, lưng và gân;
thư giãn phần lưng sau khi ngồi nhiều giờ trên máy bay, xe buýt hay tàu.
2. Tư thế ghế ngồi (Utkatasana)
Đứng chụm bàn chân, thẳng lưng, hướng người về phía trước, tưởng
tượng đang ngồi trên một chiếc ghế và từ từ hạ thấp người. Hai cánh tay
song song, duỗi thẳng theo chiều cơ thể, hướng lên trần nhà.
Lợi ích: Tăng sức khỏe cho bắp chân, mông, cánh tay. Giúp lưu thông ở
những bộ phận máu không được lưu thông đủ do cài dây an toàn lâu.
3. Tư thế hông mở
Đứng quay lưng lại một bồn rửa hoặc ghế, cách chừng 30 - 60 cm. Gập
một chân về phía sau, đặt lên trên bồn rửa hoặc chiếc ghế đó. Giữ hông
thẳng và giữ vững chân trụ. Sau đó đổi chân.
Lợi ích: Dãn cơ hông, giúp cơ hông dẻo dai hơn. Đồng thời giúp máu lưu thông đến khớp gối.
4. Tư thế cây (Vrksasana)
Đứng bằng một chân trên sàn, chân còn lại co lên, đặt lên bắp chân
hoặc đùi của chân trụ. Đứng sát vào tường nếu bạn cảm thấy khó có thể
giữ cân bằng. Đổi chân và lặp lại.
Lợi ích: Tăng khả năng giữ cân bằng, mở hông, tăng sức khỏe cho mắt
cá chân và lòng bàn chân. Giúp co giãn phần sau và hai bên của bắp chân
sau khi đi bộ quá lâu.
5. Tư thế ngón chân cái (Utthita Hasta Padangustasana)
Đứng bằng chân trái trên sàn, giữ thẳng và dồn trọng lượng vào chân
này. Đưa chân phải lên, hướng về phía trước. Dùng tay phải giữ lấy ngón
chân cái bên phải (hoặc phần ngoài của bàn chân phải). Đổi chân và lặp
lại.
Lợi ích: Tăng cường
khả năng giữ thăng bằng và kích hoạt phần não có chức năng giữ thăng bằng, giúp co giãn gân kheo và phần lưng.
6. Tư thế gập người trước (Uttanasana)
Đứng bằng hai chân trên sàn, hai tay đặt hai bên. Từ từ gập người về
phía trước cho đến khi tay chạm sàn. Nếu bạn cảm thấy khó khăn, hãy giữ
lấy hai bắp chân để người được đẩy về phía trước.
Lợi ích: Giúp lưu thông máu, tăng cường máu lên não; giúp co giãn gân
kheo và lưng; giúp thư giãn cột sống; giảm đau vùng lưng sau khi ngồi
lâu trong tư thế không thoải mái.
7. Tư thế đứng chia nửa (Urdhva Prasarita Eka Padasana)
Từ tư thế gập người trước, từ từ nhấc một chân lên khỏi mặt đất. Bạn
có thể đặt chân này lên tường hoặc cửa để tăng độ mở của chân. Giữ chân
trụ thẳng và tay đặt lên sàn. Đổi chân và lặp lại. Lưu ý: Trong trường
hợp bạn không thể chạm tay xuống sàn, bạn có thể bỏ qua tư thế này.
Lợi ích: Mở cơ hông, tăng độ dẻo dai, giúp máu lên não.
8. Tư thế trăng khuyết (Ardha Chandrasana)
Đặt bàn tay phải lên sàn. Bàn chân phải đặt đối diện. Nâng chân trái
lên, xoay phần thân sao ngang với mặt sàn. Tay trái hướng lên trên trần
nhà. Giữ chân phải thẳng, không khuỵu gối. Đổi chân và lặp lại. Tương tự
như tư thế số 7, bạn có thể bỏ qua nếu tay không thể chạm đến sàn.
Lợi ích: Nâng khả năng giữ thăng bằng, giúp các cơ chân dẻo dai, giúp bắp chân và
não tỉnh táo.
9. Tư thế mở góc bên (Parsvakonasana)
Hạ bên chân bạn đang nâng trong tư thế trăng khuyết, gót chân chạm
sàn và đầu gối hơi khuỵu về phía trước. Chân còn lại thấp xuống, mở ra
ngoài. Kéo dài phần thân, đặt tay lên đùi chân trụ. Tay còn lại giơ
thẳng hướng lên trần nhà.
Lợi ích: Mở các cơ đùi, cơ hông; giảm đau lưng do ngồi nhiều; giúp bắp chân không bị cứng.
10. Tư thế chiến binh (Virabhadrasana II)
Từ tư thế trên, xoay phần thân lại theo chiều dọc. Thấp hông, hai tay ngang sang hai bên.
Lợi ích: Mở cơ đùi, cải thiện vùng mắt cá chân, làm co giãn vai và thân.
0 nhận xét: